Một thập kỷ đã trôi qua, kể từ lần đầu tiên hương vị ẩm thực Việt Nam được thưởng thức tại Nhật Bản. Ẩm thực Việt Nam đến với những người yêu thích ẩm thực của Nhật Bản sau khi các tạp chí phụ nữ và du lịch nổi tiếng giới thiệu món “Gỏi cuốn” và “Phở” như một món ăn mới, tốt cho sức khỏe bổ sung thêm vào thực đơn của người dân Nhật Bản. Sự tinh tế trong việc kết hợp nhiều loại gia vị đã tạo nên hương vị độc đáo của các món ăn Việt Nam, và lôi cuốn đối với nhiều người dân Nhật Bản.
Mặc dù đứng trong bảng xếp hạng những món ăn nổi tiếng của châu Á, nhưng “Phở” và nhiều món ăn Việt Nam không giống với các món ăn châu Á khác, và có sự khác biệt trong sự cân bằng dinh dưỡng. Những người dân Nhật Bản có ý thức về sức khỏe đã đánh giá “Phở” có lượng calorie vừa phải và thích hợp với người dân Nhật Bản.
Hiện tại, ẩm thực Việt Nam đang trải qua giai đoạn thứ hai của sự nổi tiếng. Tại đất nước mặt trời mọc, số lượng các nhà hàng Việt Nam đã đạt đến con số 300 . Những chuỗi nhà hàng hay các quán cà phê lớn đã bắt đầu phục vụ bánh và cà phê theo kiểu Việt Nam. Người Nhật Bản cũng dần trở nên quen thuộc hơn với ẩm thực Việt. Năm 2011, một trong những chuỗi nhà hàng Phở nổi tiếng (Phở 24) đã hướng tới phục vụ thị trường khách Nhật Bản. Nối tiếp sự thành công của chuỗi nhà hàng Phở 24, một số nhà hàng Phở theo phong cách thức ăn nhanh đã ra đời và trở thành tiêu điểm trong sự lựa chọn của giới doanh nhân. “Phở” từ một món ăn “thuần Việt” trở thành “phổ biến” tại Nhật.
Vòng quanh những nhà hàng Phở tại Nhật hiện nay, “Phở Hà Nội” là cái tên được nhiều người nhắc tới. “Phở Hà Nội” nhấn mạnh yếu tố “khỏe và đẹp” trong phương pháp chế biến phở cổ truyền. “Phở Hà Nội”luôn tự hào về món phở với nước dùng (nước lèo) giàu collagen và được ninh trong nhiều giờ. Món được ưa chuộng nhất ở đây là “Phở gà”. Nước lèo được làm từ gà Abe-dori, một loại nước dùng hảo hạng, thanh đạm và ít béo. Tại đây, có tám loại phở dinh dưỡng cho thực khách lựa chọn, bao gồm cả “Phở đậu phụ” (món phở với đậu phụ, rau tươi và thảo mộc) dành cho những thực khách ăn chay. Ngoài ra, “Bún bò huế” cũng là một món ăn ưa chuộng của nhiều thực khách mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại đây.
Trước đây, nếu phần lớn những nhà hàng Việt tại Nhật Bản khó có thể sử dụng bánh phở tươi vì giá thành cao và những khó khăn trong việc sản xuất bánh phở tại Nhật Bản thì ngày nay , việc sử dụng bánh phở tươi đã trở nên dễ dàng hơn. “Chopsticks” là nhà hàng Việt Nam đầu tiên sản xuất bánh phở tươi dùng gạo Nhật Bản. Cho dù là những người sành ăn hay các chuyên gia về Phở, thì đây cũng là một địa chỉ đáng thưởng thức bởi độ mềm, dai vừa phải và hương thơm từ gạo ẩn chứa trong mỗi thớ bánh phở.Bên cạnh đó, “Chopsticks” hiện đang tạo nên những món bún khác như “Bún Chả”, “Bún Bò Huế”, “Bún Riêu Cua”. Những món ăn này đang tạo nên nhiều sức hút với những người muốn khám phá văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Vẫn ẩn chứa hương vị Việt truyền thống, tuy nhiên những nhà hàng tại Nhật Bản phục vụ
thức ăn Việt Nam đều có thay đổi đôi chút để phù hợp với khẩu vị của người Nhật. Đối với những người Nhật Bản ít quan tâm đến thảo mộc, thảo mộc sẽ được phục vụ riêng hoặc trong một số trường hợp khách có thể yêu cầu không cho thêm những loại thảo mộc ấy. Một đặc điểm nổi bật khác của các nhà hàng Việt tại Nhật, là cách chế biến những món ăn sáng tạo dựa trên phong cách độc đáo của ẩm thực Việt Nam.
Nhắc tới đây phải nói tới Món “Bánh xèo cuốn” của nhà hàng “Bánh xèo Sài Gòn” . Nguồn gốc của món ăn này xuất phát từ ý tưởng của một nhân viên : cuốn bánh xèo bằng bánh tráng để thuận tiện hơn cho thực khách khi thưởng thức món Bánh xèo. Từ đó, “Bánh Xèo Cuốn” đã trở thành một trong những món ăn được nhiều thực khách ưa chuộng. Nhà hàng “Bánh xèo Sài Gòn” cũng phục vụ những món bánh xèo đặc biệt khác như “Bánh xèo phô mai” (Món bánh xèo với khoai tây, thịt nguội và bơ Camenbert).
80% các nhà hàng Việt Nam được sở hữu bởi các cá nhân và 20% là chuỗi các nhà hàng lớn. Mỗi nhà hàng đều mang một nét độc đáo riêng. Một vài nhà hàng tập trung chế biến các món ăn truyền thống Việt Nam, một số địa chỉ khác lại thử kết hợp những nguyên liệu khác nhau, hay sáng tạo những món ăn Việt Nam theo phong cách nhằm thỏa mãn khẩu vị của người Việt Nam sống tại Nhật Bản. Chỉ bằng chừng ấy thôi cũng đủ để chứng minh sự phát triển chứa đựng nhiều ý nghĩa của món ăn Việt Nam tại Nhật Bản cũng giống như sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản.
Địa chỉ: LUMINE Kitasenju 8F, 42-2 Asahimachi, Senju, Adachi-ku, Tokyo
Điện thoại: (81-3) 5284 1917
Ngày nghỉ: nghỉ theo LUMINE Kitasenju
Giờ mở cửa: 11:00~22:00
Website: http://pho-hanoi.com/
Địa chỉ: Daiichi Ichiba, 3-22-8 KoenjiKita, Suginami-ku, Tokyo
Điện thoại: (81-3) 3330 3992
Ngày nghỉ: không có
Giờ mở cửa: 11:30~24:00
※ Ngày thường nghỉ từ 15:00~17:00
Website: http://namamen.com/
Địa chỉ: Odakyu Shinjuku MYLORD 9F, 1-1-3 Nishi Shinjuku, Shinjuku-ku, Tokyo
Điện thoại: (81-3) 3349 5884
Ngày nghỉ: nghỉ theo Odakyu Shinjuku MYLORD
Giờ mở cửa: 11:00~23:00
Website: http://shinjuku.vietnam-banhxeo.com/